Trang chủ >> Tin tức >> Tiềm Năng Phát Triển Từ Hệ Thống Giao Thông Sun Grand City Nam Hòa Xuân

Tiềm Năng Phát Triển Từ Hệ Thống Giao Thông Sun Grand City Nam Hòa Xuân

nownhadat | 27/05/22 | 0 : 81

Không chỉ sở hữu vị trí phong thủy đắc địa, Sun Grand City Nam Hòa xuân còn thuận tiện kết nối, liên kết vùng bởi hệ thông giao thông đa dạng cả đường bộ và đường thủy.

Vị trí Nam Hòa Xuân Đà Nẵng

HƯỞNG LỢI TỪ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG THỦY

Đầu năm 2019, UBND thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt kế hoạch phát triển điểm đến, sản phẩm dịch vụ trên tuyến du lịch đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021, trong đó có tuyến Sông Hàn đi Ngũ Hành Sơn.

Cụ thể, tuyến đường này được đầu tư phát triển các dịch vụ tại điểm đến Di tích Cách mạng K20 – cách khu đô thị Sun Grand City Nam Hòa Xuân khoảng 10 phút chạy xe. Khi hoàn thành, tuyến đường thủy sẽ chạy ngang qua khu đô thị.

Được biết, tuyến đường thủy này sẽ được đầu tư, quy hoạch hiện đại với đa dạng các dịch vụ như khu vực nhà chờ, khu vực vệ sinh, khu mua sắm, khu ẩm thực các loại sản phẩm đặc trưng của địa phương, khu trải nghiệm làm nông.

Đặc biệt, là dự án nằm trên hệ thống tuyến đường thủy Sông Hàn – Ngũ Hành Sơn, khu đô thị sinh thái Sun Grand City Nam Hòa Xuân sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ tuyến giao thông này. Không chỉ mang đến một hệ thống giao thông đa dạng từ dự án cho cư dân mà thêm vào đó, còn giúp các kinh doanh tại đây dễ dàng tiếp cận được nguồn du khách dồi dào tham quan và trải nghiệm trên tuyến đường này.

Về đường bộ:

  • Hệ thống giao thông đường bộ thành phố sẽ nhấn mạnh vào các trục đường Vành đai phía Nam và các tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nối từ Quốc lộ 14B đi Sê-kông, Chăm-pa-sắc (Lào) và qua Thái Lan.
  • Hệ thống xe buýt nhanh sẽ có thêm các tuyến đi từ Sơn Trà đến Hội An, từ Sơn Trà vào Trung tâm thành phố, Bà Nà, đi các Khu công nghiệp, làng Đại học ở phía Đông Nam thành phố, các Khu du lịch, resort ven biển,… 
  • Triển khai dự án Cầu đi bộ qua sông Hàn và các vị trí cầu qua sông tại khu vực phía Tây cầu Đỏ, các điểm bố trí cầu vượt, phố đi bộ,…
Vị trí Nam Hòa Xuân Đà Nẵng

Về đường sắt: 

Chuyển ga đường sắt ra khu vực phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu theo quy hoạch đã phê duyệt. Về việc xây dựng tuyến tàu điện ngầm, sẽ chọn Ga chính tại khu vực phía trước Nhà hát Trưng Vương, tổ chức một tuyến ngầm lên ngã ba Huế, sau đó đi nổi theo 2 nhánh.

Về đường hàng không: 

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng từ nay đến năm 2050 từng bước chuyển thành sân bay dân dụng thuần túy, sân bay Nước Mặn được quy hoạch trở thành sân bay dịch vụ du lịch.

Đà Nẵng luôn được mệnh danh là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam” bởi điều kiện khí hậu ôn hòa, môi trường sống xanh – sạch, cùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ. Cũng bởi những lẽ đó, mà chỉ sau gần 10 năm, dân số Đà Nẵng đã tăng thêm gần 250.000 người ( tương đương tăng 27% ) đến đây an cư, lập nghiệp.

Trước Nghị quyết số 43 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trung tâm du lịch quốc tế,… tạo động lực cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước; thì việc mở rộng đất đô thị và xây dựng những khu đô thị sinh thái như Nam Hòa Xuân là cần thiết và tất yếu. Khi hình thành, khu đô thị không chỉ giúp giảm tải dân số nội đô mà thay đổi diện mạo các khu vực ven đô, tạo đà cho Đà Nẵng phát triển kinh tế – xã hội một cách đồng bộ.

tổng quan Nam Hòa Xuân Đà Nẵng

Trong tương lai, khu vực Đông Nam thành phố được kỳ vọng sẽ là trung tâm kinh tế mới của Đà Nẵng – sầm uất và phát triển hơn. Gía trị bất động sản tại đây theo đó hứa hẹn cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, nhất là các dự án khu đô thị ven sông, gần biển được đồng bộ như Nam Hòa Xuân.